Bể SBR là gì? Cơ cấu và nguyên lý hoạt động của bể SBR

5/5 - (1 bình chọn)

Bên cạnh các dạng bể thịnh hành như Aerotank, Anoxic, UASB,… thì SBR cũng là một trong những bể chứa và xử lý chất thải phổ biến tại các doanh nghiệp lớn. Để tìm hiểu rõ hơn bể SBR là gì cũng như cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của chúng, hãy theo dõi bài viết ngay bên dưới đây.

Bể SBR là gì?

SBR là loại bể chứa dùng để xử lý các loại nước thải và chất thải từ các hoạt động trong sinh hoạt hay công nghiệp. Đây được xem là công nghệ xử lý nước thải được nhiều quốc gia trên thế giới nghiên cứu và áp dụng từ lâu như Trung Quốc, Mỹ, các nước châu Âu,…

Bể SBR là viết tắt của cụm từ Sequencing Batch Reactor, nghĩa là công nghệ xử lý chất thải song hoạt bằng phương pháp sinh học một cách liên tục. Quy trình đưa nước thải liên tục vào bể theo mẻ và rút nước xử lý ra bên ngoài được lặp đi lặp lại nhằm đạt và duy trì hiệu quả tốt nhất.

Một điểm đặc biệt của bể SBR là hai quá trình sục khí và lắng đọng diễn ra song song, đồng thời với nhau trong cùng một bể. Xử lý chất thải bằng công nghệ bể SBR được đánh giá khá cao bởi hiệu quả mà chúng mang lại.

Bể SBR là gì?
Bể SBR là gì?

Cấu tạo của bể SBR là gì?

Bể SBR gồm hai cụm bể chứa tách biệt nhau, đó là cụm bể chứa Selector và C-tech. Trong đó bể Selector có chức năng chứa đựng nước thải chưa qua xử lý còn bể C-tech chứa nước thải sau khi đã được xử lý sơ bộ từ Selector.

Đi kèm với hai cụm bể là hệ thiết bị chuyên dụng nhằm truyền dẫn và xử lý nước thải trung gian như cụm bể hỗ trợ cùng một số hệ thống phụ trợ hệ thống bơm truyền và tuần hoàn, hệ thống máy thổi khí, khử trùng, kiểm soát tổng thể. Việc thiết kế bể SBR sẽ được các nhà phát triển tính toán một cách kỹ càng và khoa học nhằm đưa hoạt động xử lý và quỹ đạo mà tại đó hiệu năng là tốt nhất.

Nguyên lý hoạt động của bể SBR là gì?

Bể SBR là bể chứa bùn hoạt tính hoạt động theo chu kỳ hoàn toàn khép kín và liên tục. Cả quá trình bao gồm 5 pha, trong đó gồm 4 pha chính là pha làm việc và 1 pha nghỉ. Cụ thể:

Pha làm đầy

Nước thải được dẫn trực tiếp vào bể chứa để xử lý, quá trình này kéo dài từ 1 – 3 giờ tùy theo lưu lượng nước là nhiều hay ít. Lúc này, nước thải trong bể SBR sẽ được xử lý và hoạt động phản ứng theo mẻ nối tiếp nhau.

Công tác làm đầy sẽ được các nhà quản lý áp dụng linh hoạt dựa trên mục tiêu và hàm lượng oxy cần thiết để loại bỏ các chất thải hữu có trong nguồn nước đầu vào nhờ vi khuẩn hiếu khí (hàm lượng BOD). Gồm: làm đầy – tĩnh, làm đầy – hoà trộn, làm đầy – sục khí. Ngoài việc làm đầy bể với nước thải, pha này còn cung cấp một lượng thức ăn cần thiết cho vi sinh vật trong bể, thúc đẩy quá trình sinh hoá diễn ra hiệu quả hơn.

Nguyên lý hoạt động của bể SBR là gì?
Nguyên lý hoạt động của bể SBR là gì?

Pha sục khí

Thời gian thực hiện pha sục khí thường kéo dài trong vòng 2 giờ, giai đoạn này nhằm bổ sung một lượng oxi cần thiết vào bể đồng thời khuấy trộn hỗn hợp nước thải. Pha sục khí tạo điều kiện cho các phản ứng sinh học diễn ra một cách thuận lợi nhất có thể. Tại đây sẽ diễn ra quá trình nitrat hóa, Nitơ dạng hữu cơ N-NH3 chuyển hoá thành N-NO2 rồi nhanh chóng trở thành N-NO3.

Pha lắng

Sau khi tiến hành quá trình sục khí liên tục, bể SBR sẽ được duy trì ở trạng thái tĩnh trong khoảng thời gian thường ít hơn 2 giờ. Lúc này các chất cặn sẽ lắng xuống đáy bể và bùn trong bể bùn hoạt tính bắt đầu cô đặc lại.

Pha rút nước

Sau khi lớp bùn tạp chất đã lắng đọng hoàn toàn, lớp nước nổi sẽ được dẫn vào bể chứa C-tech. Lượng nước này sẽ tiếp tục được xử lý bằng hệ thống, công nghệ tiếp theo của doanh nghiệp cho đến khi đảm bảo yêu cầu và có thể sử dụng.

Đánh giá bể SBR

Ưu điểm

  • Hoạt động đơn giản, tiết kiệm nguồn nhân lực trong quá trình sử dụng bể.
  • Hiệu quả xử lý chất thải tốt, đặc biệt là chất thải có tính ô nhiễm cao.
  • Hạn chế tối đa các khoản chi phí phát sinh thiết bị so với những hoạt động xử lý nước thải cơ bản khác.
  • Tính ổn định cao, có khả năng thay đổi tải tròn dễ dàng và linh hoạt.
Đánh giá bể SBR
Đánh giá bể SBR

Nhược điểm

  • Công việc kiểm soát khá phức tạp, các chỉ tiêu đòi hỏi sự tinh vi và hiện đại.
  • Bùn vi sinh sẽ được duy trì trong bể và không được hút ra ngoài, do đó hệ thống thổi khí dễ bị tắc nghẽn.
  • Do đặc điểm phải sử dụng nhiều thiết bị, phương tiện vận hành hiện đại nên hoạt động bảo trì trở nên khó khăn và khá tốn kém.
  • Nước xả ra tại giai đoạn đầu có thể cuốn theo các chất khó lắng, tạo thành các ván nổi, khiến cho việc xử lý mất thời gian hơn.

>>> XEM THÊM: Bể Anoxic là gì? Vai trò của bể trong quá trình xử lý nước thải?

Kết luận

Trên đây là những thông tin mà bạn cần biết về hệ thống chứa và xử lý chất thải của bể SBR. Hy vọng, bài viết của IVENCO có thể giúp bạn hiểu hơn về khái niệm bể SBR là gì cũng như cấu tạo, nguyên tắc hoạt động và điểm mạnh, điểm yếu của dạng bể này nhé!

Viết một bình luận

hotline
0878.826.888